Ho là biểu hiện thông thường ở trẻ, tuy nhiên trẻ ho quấy khóc lại khiến bố mẹ lo lắng vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ ho quấy khóc, cũng như cách xử trí tình trạng này để bé yêu của bạn nhanh dứt cơn ho và khỏe mạnh hơn.
1. Trẻ ho quấy khóc là dấu hiệu gì?
Trẻ bị ho và quấy khóc có thể là biểu hiện cho những nguyên nhân sau đây:
Trẻ bị đau rát họng
Đau rát họng thường là triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tình trạng bệnh có thể khiến trẻ bị khàn giọng và ho khan. Nếu ho kéo dài sẽ khiến họng bị tổn thương, sưng tấy làm bé khó chịu.
Xem thêm: Trẻ ho khan về đêm: Tất tần tật thông tin mẹ CẦN hiểu rõ
Trong những ngày hè nóng bức, cơ thể trẻ có thể mất nước do lượng mồ hôi tiết nhiều hơn gây nên tình trạng đau rát cổ họng. Ngoài ra, thói quen của bé hay ngủ ngáy hoặc mở miệng cũng có thể khiến cổ họng bị khô và làm trầm trọng thêm triệu chứng đau rát.

Trẻ bị sốt
Biểu hiện ban đầu của sốt có thể thường là ho, quấy khóc. Bố mẹ cần cặp nhiệt độ để xem bé có sốt không. Trẻ bị ho quấy khóc là khi trẻ có thể sốt lên đến 39 – 40 độ C. Tình trạng này thực sự nguy hiểm đối với trẻ và mẹ cần bình tĩnh để nhanh chóng hạ sốt cho trẻ.
Xem thêm: Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao? | Giải pháp thông minh cho ba mẹ
Trẻ bị viêm đường hô hấp
Trẻ bị tăng tiết dịch mũi, niêm mạc mũi bị phù nề do viêm làm chất nhầy tích tụ trong đường thở khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Viêm đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ đến 12 tháng tuổi.
Khi mắc bệnh viêm đường hô hấp, cơn ho của trẻ trở nên tồi tệ và bắt đầu gặp các vấn đề về hô hấp sau một hoặc hai ngày. Tình trạng trên kéo dài và cơn ho của trẻ có thể tiếp tục kéo dài đến bốn tuần khiến trẻ khóc quấy nhiều lần hơn.
Nổi hạch sưng viêm
Tình trạng viêm họng trở nên nặng hơn thì có nguy cơ bị nổi hạch ở cổ. Điều này là do hệ thống bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch. Các hạch thường lớn hơn so với bình thường, vì vậy, dựa vào vị trí có thể tìm ra nguyên nhân.

Khi chạm vào các hạch bạch huyết ở cổ có thể gây đau khi chạm vào hoặc có thể đau khi thực hiện một số cử động nhất định. Các hạch bạch huyết sưng dưới hàm hoặc ở hai bên cổ có thể bị đau khi trẻ quay đầu hoặc ăn uống khiến trẻ quấy khóc.
Bé bị đau bụng đầy hơi
Trên thực tế, trẻ sơ sinh bị đau bụng sẽ không thể dỗ. Những đợt khóc của trẻ diễn ra ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần liền. Nếu trẻ khóc nhiều hơn sau khi bú, có thể trẻ bị đau bụng hoặc bị đầy hơi.
Cảm thấy lạnh hoặc nóng
Khi trẻ cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ sẽ phản ứng lại bằng việc quấy khóc. Nếu trẻ cảm thấy ớn lạnh, chẳng hạn như khi mẹ cởi quần áo để thay tã hoặc lau mông cho bé bằng khăn lạnh.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thích nghi được với việc nóng dễ hơn là lạnh. Chẳng hạn như trẻ mặc nhiều đồ hơn so với ban đầu và khi bị nóng trẻ sẽ không khóc gay gắt như khi bị lạnh.

Trẻ muốn được ôm
Trẻ rất cần sự ôm ấp và vỗ về của mẹ. Trẻ thích được nhìn thấy khuôn mặt, giọng nói và lắng nghe nhịp đập của mẹ. Thậm chí, trẻ còn nhận biết được mùi hương của mẹ. Khóc là phương thức giúp trẻ có thể truyền tải việc muốn được ôm ấp đến mẹ.
2. Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ ho quấy khóc
Trẻ quấy khóc kéo dài sẽ làm cho tâm lý mẹ lo lắng, tuy nhiên mẹ cũng cần giữ bình tĩnh để quan sát trạng thái của con. Hãy thử những cách dưới đây để giúp bé thoải mái và sớm phục hồi.
2.1. Giúp bé thoải mái, giảm quấy khóc
Khi cảm thấy thoải mái, bé sẽ giảm quấy khóc, mẹ có thể thực hiện các cách sau:
- Dỗ dành vỗ về bé: Khi cơ thể đang bị mệt và khó chịu, trẻ quấy khóc, bé cần sự ôm ấp, vỗ về của mẹ để tạo cho bé cảm giác được bảo vệ, sự an tâm dễ chịu. Mẹ hãy bế bé sát với ngực và ôm bé bằng cánh tay để bé cảm thấy thoải mái nhất.
- Vệ sinh mũi và họng cho bé: Trẻ bị ho có thể kèm theo đờm, dịch mũi. Mẹ nên làm sạch dịch mũi, đờm thường xuyên để đường hô hấp của bé thông thoáng dễ chịu hơn.
- Cho bé tắm nước ấm: Bên cạnh tác dụng giúp các lỗ chân lông mở ra giúp bé thư giãn thoải mái, việc tắm nước ấm còn giúp làm thông mũi do tạo điều kiện đào thải chất nhầy ra ngoài.
- Giúp bé tiêu hóa tốt hơn: Trên thực tế, bé quấy khóc có thể do bé đầy hơi, khó chịu vùng bụng. Mẹ có thể vỗ hông lưng hoặc mẹ giúp bé vận động tư thế đang đạp xe để cải thiện tình trạng này.
- Chia nhỏ bữa ăn và đảm bảo chất dinh dưỡng: Khi bị ho có thể dẫn đến tình trạng cổ họng bị tổn thương, trẻ sẽ biếng ăn và quấy khóc. Khi đó mẹ nên chuẩn bị những món ăn dễ nuốt, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các loại thức ăn có mùi khó chịu. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thay vì lo lắng ép bé ăn để bé hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
- Cho bé không gian thoáng đãng: Việc thay đổi không gian đôi khi có tác dụng thay đổi tâm lý của trẻ, giúp trẻ cảm thấy tò mò, trở nên bận rộn, quên đi sự khó chịu và dừng quấy khóc.

2.2. Điều trị ho cho bé
Đối với trẻ ho quấy khóc khi điều trị nguyên nhân gây ho của trẻ sẽ giải quyết được các vấn đề xoay quanh.
2.2.1. Sử dụng thuốc trị ho
Hiện tại, sử dụng các siro trị ho đang được rất nhiều mẹ tìm hiểu quan tâm do công dụng tốt và an toàn cho trẻ. Prospan là tiêu biểu trong những dòng siro ho thảo dược lành tính tốt cho bé.

Prospan là thuốc ho thảo dược thị phần số 1 tại Đức với thành phần là cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP. Prospan giúp hỗ trợ trị ho hiệu quả nhờ cơ chế tiêu nhầy/long đờm, chống co thắt, giảm ho phù hợp với nhiều lứa tuổi, dùng được cho cả các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, Prospan đảm bảo 3 tiêu chí: không cồn, không đường, không chất tạo màu nên được nhiều bà mẹ tin dùng. Với thuốc ho siro này mẹ cũng có thể điều trị khi trẻ ho sổ mũi sốt hỗ trợ liệu trình điều trị cho bé nhanh khỏi hơn.
2.2.2. Sử dụng các công thức dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị ho, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp trị ho dân gian sau đây:
Bài thuốc chữa ho cho trẻ với quất và đường phèn
Theo Đông y, quất là loại quả có vị chua, mùi thơm, tính ấm có tác dụng tiêu đờm, nhuận khí, thông phổi. Nhờ vậy, sử dụng quất giúp trẻ giảm ho, giảm tiết dịch, đem lại cảm giác thoải mái dễ chịu. Đường phèn cũng có tác dụng ngăn ngừa ho và trị viêm họng hiệu quả. Đây là một bài thuốc đơn giản hay được mọi người áp dụng.
Cách thực hiện:
Chưng cách thủy 4-5 quả quất tươi, cắt đôi, để nguyên hạt cùng 1-2 viên đường phèn trong vòng 20 phút. Sử dụng phần nước cốt để điều trị ho cho trẻ 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với lá húng chanh đường phèn
Lá húng chanh đặc trưng bởi vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn, cho ra mồ hôi,… phát huy tác dụng rất tốt khi sử dụng cho trẻ bị ho quấy khóc. Lá húng chanh kết hợp với đường phèn không chỉ giúp nâng cao tác dụng mà còn giúp trẻ dễ uống hơn.
Cách thực hiện:
Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, thêm vào bát cùng 1-2 viên đường phèn, sau đó chưng cách thủy trong khoảng 15 phút. Mẹ chắt lấy nước cốt cho trẻ sử dụng mỗi ngày.
Bài thuốc chữa ho cho trẻ với lá hẹ
Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần của lá hẹ có hoạt chất saponin có tác dụng tiêu độc, long đờm nên rất được nhiều người tin dùng khi điều trị ho cho trẻ. Cách thực hiện:
Cho 1 nắm lá hẹ đã rửa sạch cùng 3-4 lát nghệ tươi giã nhuyễn, 1-2 viên đường phèn vào bát để chưng cách thủy 15 phút. Phần nước cốt sẽ được sử dụng hàng ngày, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

3. Khi nào trẻ ho quấy khóc cần đi bác sĩ?
Nếu mẹ đã thử một vài cách trên mà tình trạng quấy khóc của bé không đỡ hoặc bé có các biểu hiện nặng hơn dưới đây thì mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ ngay.
Bé có dấu hiệu nôn trớ
Nôn trớ là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, đó là hiện tượng đẩy ngược các chất có trong dạ dày lên miệng.
Khi trẻ khóc dữ dội và thậm chí ho có thể kích hoạt phản xạ nôn trớ của trẻ. Đồng thời, khi trẻ khóc quá lâu, việc tăng tiết chất nhầy của trẻ cũng góp phần kích thích phản xạ nôn trớ của trẻ.
Để nhận biết trẻ nôn trớ, mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu như nôn mọi thứ khi ăn vào, không tăng cân, ăn kém, bỏ bú, sốt, mệt mỏi, quấy khóc,… Sau đó, mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ ho quấy khóc kèm nôn trớ.

Bé thở khó khăn, đau tức ngực
Ho, thở khó khăn và đau tức ngực khiến trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Thông thường 3 triệu chứng trên là những trạng thái riêng biệt, đặc biệt tình trạng đau tức ngực.
Tuy nhiên, khi các triệu chứng này xuất hiện cùng một lúc thì có có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về vấn đề hô hấp, chẳng hạn như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phế quản và ung thư phế quản.
Bé sốt cao không giảm
Trẻ bị ho kèm sốt cao không giảm có thể là do tình trạng cảm lạnh thông thường. Nhưng những cơn ho kèm sốt từ 39 độ C trở lên đôi khi có thể là do viêm phổi, đặc biệt nếu trẻ yếu và kèm theo thở nhanh. Trong trường hợp này mẹ cần đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức.
Bé có dấu hiệu khác trên cơ thể như sưng hạch, tím tái khi ho
Tình trạng tím tái khi ho ở trẻ là do xuất hiện tình trạng tắc nghẽn hơi thở gây ra thiếu oxy trong máu. Đây là một dấu hiệu cảnh báo và thường là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh của trẻ đang xấu đi một cách nhanh chóng. Việc mở đường thở cho trẻ ngay lập tức là điều cần thiết. Ngoài ra, sưng hạch bạch huyết hoặc nổi hạch ở cổ cũng là là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ở trẻ.

Chắc hẳn qua bài chia sẻ trên mẹ đã hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ho quấy khóc. Nếu cần thêm thông tin về bệnh ho của trẻ, mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam
- Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: https://prospan.com.vn/tim-diem-ban