Trẻ ho sổ mũi sốt có thể do nhiều nguyên nhân như thời tiết thay đổi, nhiễm virus, dị ứng… khiến cha mẹ lo lắng và tìm mọi cách để điều trị chấm dứt triệu chứng này. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại mắc phải những sai lầm khiến tình trạng bệnh của bé trở nên nặng hơn. Vậy bạn nên tránh làm gì khi trẻ ho, sổ mũi và sốt, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Ba mẹ quá lo lắng khi chưa hiểu nguyên nhân trẻ ho sổ mũi sốt
Ho hay sổ mũi, sốt đều là triệu chứng có lợi cho cơ thể. Ho là phản xạ nhằm làm sạch cổ họng và tống xuất các dịch nhầy (đờm), vi khuẩn. Các chất nhầy này được đưa từ mũi xuống họng, nếu bé ho được thì nhanh khỏi bệnh. Sốt cũng là một phản xạ tự nhiên, cho thấy cơ thể đang chống lại sự nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, việc ho quá nhiều hoặc sốt có thể khiến trẻ mệt và chán ăn. Cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý tình trạng này của trẻ, cho trẻ sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho hoặc uống siro ho. Khi các triệu chứng của trẻ ho sổ mũi sốt trở nên nặng hơn như nôn sau khi ho, sốt, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Một số nguyên nhân bé bị sốt ho sổ mũi như:
- Trẻ bị cảm cúm
- Trẻ bị cảm lạnh
- Bé bị viêm amidan, viêm họng
- Trẻ bị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng
2. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Mỗi khi thấy trẻ bị ho, sốt sổ mũi hay bé ho đờm sổ mũi sốt mẹ lại lo lắng cho bé uống thuốc hạ sốt hay sổ mũi ngay. Chính hành động này đã vô tình làm tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng. Một trong những nguyên nhân là do việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách tràn lan, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ mỗi khi trẻ ho sổ mũi sốt.
Trẻ bị ho, sốt, sổ mũi, thông thường là biểu hiện của một bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên. Bệnh hay xảy ra khi thời tiết thay đổi, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm quá lớn, mật độ virus trong không khí dày đặc, cơ thể trẻ không kịp thích nghi, sức đề kháng kém. Vì thế khi trẻ bị ho, sốt mẹ cho uống thuốc giảm đau OTC như acetaminophen hay ibuprofen cũng chỉ làm giảm sốt nhưng không có hiệu quả trong tiêu diệt được virus gây cảm lạnh.
Nguyên nhân gây bệnh thường do virus, chủ yếu là adenovirus, cúm A và B, rhinovirus,… Trong khi đó, kháng sinh là một loại thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển nhân lên của vi khuẩn, hoàn toàn không có tác dụng với virus, cho nên trong trường hợp này không nên dùng kháng sinh.
Vậy, vì sao bé ho sổ mũi sốt không nên lạm dụng uống kháng sinh?
- Tiêu diệt các vi khuẩn có lợi: Thuốc kháng sinh có tác dụng rất tốt trong điều trị trẻ ho sổ mũi sốt tuy nhiên nếu dùng quá nhiều thuốc kháng sinh vô tình sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi, để lại các vi khuẩn mang gen kháng thuốc nên cơ thể dễ bị tấn công hơn.
- Cơ thể dễ bị nhiễm trùng: Các vi khuẩn đường ruột có lợi giúp ổn định hệ thống hệ miễn dịch và ức chế vi khuẩn xâm nhập nhưng thuốc kháng sinh lại làm giảm số lượng các vi khuẩn có lợi, làm tăng nguy cơ bị dị ứng, nhiễm trùng, hạn chế hiệu quả các liệu pháp điều trị. Đặc biệt nó làm hệ miễn dịch của trẻ trong giai đoạn phát triển bị tổn thương nghiêm trọng dễ bị hen suyễn hoặc rối loạn cân nặng kéo dài đến tận tuổi trưởng thành.
- Kháng thuốc: Vì thuốc kháng sinh đã tiêu diệt các vi khuẩn không chứa gen kháng thuốc, chỉ để lại những vi khuẩn chứa gen kháng thuốc, cho phép chúng tăng nhanh chóng chuyển sang nhóm vi khuẩn khác. Nên mọi người hay có câu là “nhờn thuốc” là lần sau trẻ ho sổ mũi sốt điều trị bình thường không khỏi, lại phải dùng đến thuốc kháng sinh với liều cao hơn.
Vì thế, chỉ khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn và có y lệnh của bác sĩ cho đơn thuốc kháng sinh thì ba mẹ mới được dùng. Lạm dụng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ không chỉ dẫn đến kháng kháng sinh mà còn loạn khuẩn đường ruột, gây hại gan thận.
Để phòng bệnh, tránh việc sử dụng kháng sinh, ba mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé bị sốt ho sổ mũi bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, rèn luyện thể chất bằng hoạt động vui chơi thường ngày, tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch.
Xem thêm:
- Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao? | Giải pháp thông minh cho ba mẹ
- Trẻ ho khan về đêm: Tất tần tật thông tin mẹ CẦN hiểu rõ
3. Không vệ sinh mũi cho trẻ hoặc vệ sinh sai cách
Bé bị ho, sổ mũi thường kéo theo việc khó thở, gây khó chịu. Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, ba mẹ cũng cần lưu ý đến việc vệ sinh mũi cho trẻ. Vệ sinh mũi đúng cách sẽ giúp bé bị sốt ho sổ mũi nhanh khỏi hơn và ngược lại, nếu vệ sinh sai cách có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, gây nhiều biến chứng hay bị viêm tai do các cơ quan tai – mũi – họng thông nhau nên rất dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tai, họng nếu mẹ vệ sinh mũi cho bé sai cách.
Dưới đây là 4 phương pháp ba mẹ có thể áp dụng để vệ sinh mũi cho trẻ.
- Dùng bóng hút: Đây là phương pháp phù hợp với sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bé chưa tự chủ được việc xì mũi. Đặt trẻ nằm ngửa và làm lần lượt từng bên. Trước hết, nhỏ 5 – 6 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi trẻ, sau khi đợi một lát sẽ bóp xẹp quả bóng để đẩy không khí ra rồi đưa vào mũi trẻ. Khi đó, ba mẹ thả tay nhẹ nhàng từ từ để dịch nhầy trong mũi bị hút vào bóng. Thực hiện như thế cho đến khi thấy hết dịch nhầy mũi.
- Dùng dây hút mũi: Phương pháp này tương tự như dùng bóng hút, chỉ khác là thay vì dùng bóng, ba mẹ dùng miệng để hút chất nhầy trong mũi trẻ thông qua hệ thống dây một chiều. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cho trẻ ho sổ mũi sốt, ba mẹ phải đặc biệt lưu ý không được thổi hơi vào dây khi vệ sinh cho bé vì sẽ làm vi khuẩn đi ngược và mũi trẻ.
- Dùng chai xịt phun sương: Với những trẻ lớn có thể tự xì mũi, ba mẹ có thể giúp trẻ bằng phương pháp này. Trẻ dùng giấy ăn loại sạch, mịn, cuộn lại thật nhỏ rồi đưa vào mũi để thấm bớt nước và kéo chất nhầy ra ngoài một chút. Sau đó, ba mẹ sử dụng chai xịt phun sương xịt mỗi bên 1 – 2 lần, xịt nhẹ nhàng, để đầu chai xịt hướng ra ngoài má để trẻ bớt đau và bớt sợ.
- Rửa mũi: Đây là một phương pháp khó sử dụng với trẻ ho sổ mũi sốt, có thể làm bé hoảng sợ nên chỉ khi thất bại với các phương pháp trên, trẻ còn nghẹt mũi nhiều do nhiều nhầy ở sâu, ba mẹ có thể cân nhắc rửa mũi cho bé. Nguyên lý của phương pháp này là đưa nước vào bên này sau đó để nó chảy ra bên kia. Trẻ có thể không thoải mái, hoảng sợ khi áp dụng phương pháp này.
4. Không bổ sung nước và dinh dưỡng cho bé
Khi trẻ ho sổ mũi sốt, nhiều ba mẹ không chú ý bổ sung nước và dinh dưỡng cho bé. Ba mẹ thường cắt khẩu phần ăn của bé bằng cách không cho uống sữa hoặc chỉ cho ăn cháo trắng với muối hoặc ăn cháo với các thực phẩm đơn giản.
Khi bé ho có đờm, nước hoặc thức ăn nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm ở cổ họng của bé giúp bé giảm được các cơn ho. Trẻ ho sổ mũi sốt khiến hệ tiêu hóa của bé cũng yếu hơn nên việc sử dụng những đồ uống và đồ ăn dinh dưỡng giúp bé tăng cường sức đề kháng và chống bệnh.
Hơn nữa, bé bị sốt khiến cơ thể mất nhiều nước và khả năng tiết nước bọt giảm, vì vậy, ba mẹ cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con.
Đối với trẻ lớn, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì ba mẹ cần bổ sung nước nhiều hơn và khẩu phần ăn của bé là những món ăn dễ tiêu nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng như cháo, soup,… đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng (bột, béo, đạm, rau).
Đối với bé bị sốt ho sổ mũi mà đang bú, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú bình thường nhưng cần cho bé bú nhiều lần hơn, chia nhiều cữ bú để trẻ dễ bú hoặc kéo dài thời gian vì trẻ ho sổ mũi sốt thường khá mệt nên khả năng bú của trẻ yếu hơn. Điều này có thể làm giảm đờm, mát họng và tăng sức đề kháng cho bé.
Nếu trong trường hợp trẻ bị tắc mũi hoặc quá mệt không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa nhằm đảm bảo trẻ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với mẹ đang cho con bú cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng bằng cách tránh ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng,… vì chế độ ăn này của mẹ có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cho trẻ bú.
Xem thêm: Trẻ ho khan nhiều: Trường hợp cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay
5. Không tắm cho trẻ
Hiện nay, vẫn còn nhiều ba mẹ băn khoăn “trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?” và nhiều ba mẹ thấy con bị ho sốt sổ mũi thì không tắm cho bé vì sợ bé lạnh làm bệnh nặng thêm, đây là một quan điểm sai lầm.
Việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp cải thiện vệ sinh, loại bỏ những bụi bẩn, mồ hôi gây khó chịu cho bé, đồng thời bụi bẩn mồ hôi cũng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, virus sinh sôi, có thể gây nên một số bệnh về da liễu.
Tắm cho bé đúng cách vừa tránh cho bé bị nhiễm lạnh, vừa giúp trẻ ho sổ mũi sốt thoải mái hơn. Khi tắm cho bé, ba mẹ cần lưu ý:
- Tắm cho bé trong phòng kín để tránh gió.
- Tắm nước đủ ấm, đồng thời massage nhẹ nhàng để trẻ thư giãn thoải mái.
- Tắm từng phần cơ thể, không đột ngột cởi hết đồ để tắm 1 lần. Khi đột ngột cởi hết đồ, bé có thể bị sốc nhiệt và khó chịu.
- Sau khi tắm xong, mẹ cần lau khô người bé luôn và mặc quần áo sạch sẽ để giữ ấm cho trẻ. Bởi vì khi tắm xong, nước đọng trên người sẽ làm trẻ lạnh, là một tác nhân khiến bệnh trầm trọng hơn.
6. Đưa trẻ ho sổ mũi sốt đi khám quá muộn
Theo khuyến cáo của bác sĩ, đối với những trường hợp bé bị ho, sổ mũi, sốt dưới 38 độ mà bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường thì ba mẹ không cần quá lo lắng, chưa cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên, khi đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau mà tình trạng ho vẫn chưa chấm dứt thì ba mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, với những bé sơ sinh thì biểu hiện bệnh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bỏ sót, mà trẻ càng nhỏ khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Do đó, khi trẻ có một số biểu hiện sau thì ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
- Tình trạng ho, sổ mũi, sốt kéo dài trong 1 tuần.
- Trẻ bị ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều.
- Thở khò khè.
- Trẻ ăn uống kém, bỏ bữa, nôn trớ.
- Trẻ quấy khóc, giấc ngủ không ngon.
Ba mẹ nên chú ý những biển hiện khác thường ở trẻ ho sổ mũi sốt để kịp thời xử lý.
Trên đây là thông tin về những điều ba mẹ cần tránh khi trẻ ho sổ mũi sốt và cách khắc phục. Nếu cần thêm thông tin về bệnh ho sổ mũi sốt của trẻ, ba mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam
- Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: https://prospan.com.vn/tim-diem-ban