Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi thường xảy ra vào lúc giao mùa, thay đổi thời tiết. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, mẹ không nên sử dụng thuốc trị ho cho trẻ sơ sinh do chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy có cách gì giảm ho đờm, sổ mũi vừa an toàn mà lại hiệu quả không? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi không sốt, bé sơ sinh bị nghẹt mũi và ho là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp mỗi khi thay đổi thời tiết. Bé sơ sinh ho có đờm thường màu trắng hoặc đờm màu xanh, thường là đờm dạng đặc và nhầy.
Khi thấy bé sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi như những biểu hiện trên, rất có thể do một số nguyên nhân dưới đây.
- Các bệnh về đường hô hấp: Một bệnh lý viêm hô hấp có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm kèm theo sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Điển hình là viêm amidan, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen suyễn, trào ngược dạ dày,…
- Sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch còn non nớt nên rất dễ bị vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác tấn công. Kết quả là trẻ bị nhiễm trùng hô hấp và gây ra ho có đờm, sổ mũi,…
- Một số yếu tố từ môi trường bên ngoài: Yếu tố từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân ít gặp nhưng cũng không vì thế mà mẹ chủ quan, lơ là.
- Khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí.
- Trẻ dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi,…
- Do thời tiết thay đổi đột ngột.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khoa học
Để trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi sớm hồi phục, mẹ nên thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc được Prospan chia sẻ trong phần dưới đây.
2.1. Cho bé bú mẹ nhiều hơn
Đây là biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi vô cùng đơn giản nhưng mang lại kết quả đáng kinh ngạc. Cho trẻ bú mẹ không chỉ bổ sung nước cho trẻ giúp loãng đờm, nhầy mà còn bổ sung một lượng lớn kháng thể tự nhiên giúp trẻ mau chóng hồi phục. Trong trường hợp trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều, mẹ nên chia thành nhiều cữ bú để tránh xảy ra tình trạng trẻ bị sặc, nôn, trớ,…
Để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho trẻ, mẹ nên tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng,…
2.2. Vệ sinh mũi cho trẻ
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi và còn loại bỏ vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể. Mẹ vệ sinh mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi. Sau đó, dùng khăn giấy sạch dùng 1 lần lau dịch mũi chảy ra.
Nếu trẻ mới bị sổ mũi, dịch mũi còn lỏng, loãng, mẹ dùng trực tiếp khăn giấy lau dịch mũi cho trẻ mà không cần dùng đến nước muối sinh lý. Lưu ý không sử dụng khăn xô hay giấy dùng nhiều lần nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi.
2.3. Vỗ rung long đờm cho trẻ
Vỗ rung long đờm áp dụng trong trường hợp đường hô hấp của trẻ bị tắc nghẽn do đờm, nhầy. Tuy nhiên, mẹ không nên thực hiện phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi này tại nhà khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Hướng dẫn cách vỗ rung long đờm: Gập bàn tay ở cổ tay rồi khum bàn tay lại, đảm bảo 5 ngón tay khép chặt và ngón cái áp sát ngón trỏ. Sau đó, vỗ nhẹ lần lượt từ trái qua phải, mỗi bên từ 3 – 5 phút. Mẹ lưu ý không vỗ vào vùng bụng, dạ dày, xương ức, xương của trẻ. Thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là trước khi ăn và tối thiểu là 1 – 2 tiếng sau ăn để hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị nôn, trớ.
2.4. Massage gan bàn chân
Bàn chân là bộ phận quan trọng của cơ thể bao gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh nối với các cơ quan trong cơ thể từ não bộ, gan, tim, phổi, niêm mạc mũi họng cho đến cơ quan tiêu hóa như da dày, ruột. Điều này lý giải vì sao massage gan bàn chân là một trong những biện pháp trị ho được nhiều mẹ áp dụng.
Cách thực hiện: Mẹ đặt bàn chân của trẻ lên tay mẹ, tay còn lại giữ chân trẻ để cố định. Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong vòng 5 – 10 phút. Lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi ngày mẹ nhé!
2.5. Làm ẩm không khí
Trẻ ho có đờm sổ mũi sẽ cảm thấy khó chịu vì khó thở vì thế không khí ẩm làm loãng đờm, nhầy từ đó giúp trẻ ho và loại bỏ dịch nhầy dễ dàng hơn. Ngoài ra, không khí ẩm cũng góp phần giảm cảm giác khô rát và kích ứng cổ họng, nhờ đó trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Để tăng độ ẩm không khí, mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm không khí khoảng 4 – 5 giờ mỗi ngày. Mẹ không nên sử dụng máy làm ẩm không khí cả ngày vì độ ẩm không khí tăng cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh máy làm ẩm không khí thường xuyên tránh để bụi bẩn, nấm mốc tồn tại và gây hại khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi rất nhạy cảm
2.6. Gối đầu cao hơn cho trẻ
Gối đầu cao hơn cho trẻ nhằm ngăn chặn dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng khiến tình trạng ho của trẻ trở tồi tệ hơn. Mẹ có thể sử dụng một chiếc gối cao hơn hoặc dùng khăn gấp lại rồi lót xuống phía gối của trẻ. Cần lưu ý chọn gối có độ cao vừa phải để trẻ cảm thấy dễ chịu khi nằm.
2.7. Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ
Một trong những biện pháp ngăn cản quá trình xâm nhập của vi khuẩn, virus đó là vệ sinh cơ thể bé hàng ngày. Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi tắm bằng nước ấm có nhiệt độ trong khoảng 35 – 38 độ và tắm nhanh trong khoảng 5 – 10 phút.
2.8. Chườm ấm lên tai giảm sổ mũi, ngạt mũi
Tai là bộ phận tập trung rất nhiều sợ thần kinh nên khi gặp nhiệt độ cao, nó sẽ được kích thích, các huyết quản sẽ giãn ra, máu lưu thông đến mũi tốt hơn và giúp mũi bé thêm thông thoáng hơn. Vì thế, mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 5 – 10 phút chườm nóng hai bên tai cho bé để giúp bé giảm khó chịu do ngạt mũi, sổ mũi, cùng giúp bé bớt mệt hơn.
2.9. Một số cách chăm sóc trẻ ho có đờm khác
- Dùng khăn xô hoặc khăn giấy mềm của trẻ sơ sinh vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi có nước mũi, ho ra đờm tránh để vi khuẩn bám vào bề mặt da hay quần áo làm tái lây nhiễm
- Trong thời gian này mẹ hạn chế ăn đồ cay nóng và đồ nhiều dầu mỡ, tích cực ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin để tăng chất lượng sữa khi cho bú giúp bé tăng sức đề kháng.
- Mẹ và bé không tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá rất ảnh hưởng đến sức khỏe bé
- Có thể bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp và bổ sung đầy đủ canxi và D3 cho bé qua đường uống
- Luôn giữ ấm cơ thể cho bé mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối để tránh tình trạng ho của bé thêm nặng
- Hạn chế cho bé sơ sinh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa hay lông các loài động vật (chó, mèo) đặc biệt với bé đã có tiền sử về bệnh hen suyễn, viêm phổi.
- Cho bé vui chơi trong môi trường thông thoáng và thường xuyên tắm nắng sớm (thời điểm: 7 – 9h sáng) để tăng cường vitamin D và canxi.
Xem thêm:
- Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi nhanh khỏi nhất
- Trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm, ba mẹ nên làm gì để con nhanh khỏi?
- Trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm | Nguyên nhân và cách xử lý khoa học
3. Cách chữa ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh chưa biết khạc đờm nên ho có đờm, sổ mũi khiến trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, dễ quấy khóc, thậm chí là nôn, trớ khi có đờm nhiều. Mẹ có thể làm bớt cảm giác khó chịu cho trẻ bằng một số cách dưới đây.
3.1. Cách chữa ho có đờm
Mỗi khi thấy con bị ho có đờm và sổ mũi thường mẹ rất lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị ho có đờm uống thuốc gì cho mau khỏi nhưng mẹ hãy đừng vội cho trẻ uống kháng sinh. Trong khi thuốc tây chứa nhiều tác dụng phụ và không phù hợp với trẻ sơ sinh thì các bài thuốc dân gian và siro ho có nguồn gốc thảo dược là một trong các cách chữa ho và sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả được đánh giá là khá an toàn và lành tính.
3.1.1. Các bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian trị ho hữu hiệu mà mẹ có thể tham khảo và thực hiện:
- Quất chưng đường phèn: Quất chưng đường phèn là bài thuốc dân gian trị ho, tiêu đờm nổi tiếng. Mẹ sử dụng khoảng 10g quất tươi, rửa sạch, trộn cùng đường phèn. Đem chưng cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút, để nguội bớt rồi cho trẻ uống.
- Chanh đào: Sở dĩ, chanh được sử dụng để trị ho, long đờm là do nó chứa hàm lượng lớn tinh dầu, vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2,… Mẹ chuẩn bị 1 – 2 quả chanh đào, thái lát mỏng rồi trộn cùng đường phèn. Chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Để nguội bớt rồi cho trẻ uống từng thìa. Lưu ý, mẹ nên chọn những quả vỏ mỏng, màu vàng hanh, tươi và không chọn quả quá to.
- Nước củ cải trắng: Nước củ cải trắng được mệnh danh là “thần dược” trong điều trị ho cho trẻ. Củ cải trắng bỏ vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó đem xay nhuyễn lấy nước cốt. Mẹ nên hâm nóng nước cốt củ cải trắng trước khi cho trẻ uống.
3.1.2. Dùng siro thảo dược uy tín
Siro ho thảo dược là một trong những giải pháp điều trị ho cho trẻ vô cùng tiện lợi mà các mẹ thông thái nên lựa chọn. Song, trên thị trường hiện nay có vô vàn sản phẩm siro ho khác nhau. Một lời khuyên cho mẹ đó là nên lựa chọn siro ho uy tín, có thương hiệu và quan trọng nhất là phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Một trong những thuốc ho thảo dược đang thu hút được đông đảo sự quan tâm của các bậc cha mẹ đó là thuốc ho thảo dược Prospan. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại Engelhard Arzneimittel – Đức và được nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam bởi công ty SOHACO.
Prospan có công dụng giảm ho, chống co thắt, tiêu nhầy, được dùng trong trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính kèm theo ho và điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản cấp.
Hiện nay, Prospan có 2 dòng sản phẩm dành cho trẻ bao gồm:
- Prospan Syrup: Dành cho trẻ từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ.
- Prospan Forte: Dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Prospan chứa thành phần chính là Cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP. Sản phẩm có cơ chế trị ho là long đờm, giãn phế quản, kháng viêm, từ đó, giảm ho. Ngoài ra, sản phẩm này không chứa cồn, đường và không chất tạo màu. Prospan có hương vị ngọt dịu, chất siro có độ sánh vừa phải, dễ uống, đặc biệt thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lưu ý cho mẹ: Thuốc ho Prospan có chứa thành phần sorbitol gây nhuận tràng với trẻ quá nhạy cảm với sorbitol. Thêm vào đó, Prospan còn chứa fructose nên không được khuyến khuyến dùng cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, mắc chứng không dung nạp fructose, mẹ nhờ Dược sĩ tư vấn trước khi sử dụng cho con nhé!
3.2. Cách chữa sổ mũi cho trẻ
Nếu trẻ bị nhiều nước mũi, mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi để loại bỏ bớt dịch nhầy trong mũi của trẻ ra ngoài. Trước khi hút mũi, mẹ nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng chất nhầy, sau đó, hút một cách nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, mẹ không nên thực hiện hút mũi cho trẻ thường xuyên do nó có thể tạo áp lực và làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng miệng để hút dịch mũi do làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng của mẹ.
Mẹ có thể tham khảo thêm cách vệ sinh mũi cho trẻ mà Prospan đã trình bày trong phần 2.2.
4. Khi nào trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi cần đi khám bác sĩ
Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi có thể tự khỏi sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Trong trường hợp triệu chứng của trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi không có dấu hiệu cải thiện và kèm theo các biểu hiện bất thường thì mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi kéo dài hơn 1 tuần.
- Trẻ bị ho nhiều có dấu hiệu sụt cân trong một thời gian ngắn, đổ nhiều mồ hôi về chiều.
- Thở nhanh, khó thở, thở khò khè.
- Trẻ quấy khóc, không chịu chơi, biếng ăn, bỏ bú,…
5. Cách phòng tránh ho có đờm ở trẻ sơ sinh
Mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh bằng một số biện pháp sau:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tuổi: Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và kháng thể tự nhiên cho trẻ. Nhờ đó, trẻ được phát triển toàn diện và đẩy lùi sự tấn công của tác nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi.
- Hạn chế cho trẻ ở nơi đông người: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, việc cho trẻ đến nơi đông người có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho trẻ.
- Tiêm phòng cho bé đầy đủ: Vắc-xin là công cụ tốt nhất giúp trẻ chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin theo khuyến cáo của bộ y tế, đặc biệt là vắc-xin phòng ngừa bệnh cúm, ho gà, viêm phổi do phế cầu, sởi,…
- Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Vệ sinh cho trẻ là biện pháp hữu hiệu nhằm loại bỏ những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus cư trú và phát triển. Mẹ nên tắm rửa, thay tã bỉm hàng ngày.
- Môi trường sống sạch sẽ thoáng mát: Như đã chia sẻ ở trên, yếu tố môi trường như không khí ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm và sổ mũi. Chính vì vậy, mẹ nên dọn dẹp nhà cửa và lau chùi đồ vật trẻ thường xuyên tiếp xúc.
Qua bài viết trên, mong rằng các mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ có thể liên hệ 1900 6424 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời mẹ nhé!