Trẻ ho sốt có đờm không phải lúc nào cũng cần đi khám bác sĩ ngay. Với những triệu chứng thông thường, bố mẹ có thể tự chủ động thực hiện các biện pháp trị ho tại nhà để trẻ giảm ho, giảm sốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải tỏa sự lo lắng và trang bị kiến thức cần thiết khi chăm sóc bé tại nhà.
1. Nguyên nhân trẻ sốt ho có đờm
Trẻ ho có đờm nguyên nhân thường gặp do bệnh viêm đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen suyễn,… Chất dịch tạo ra để bảo vệ đường hô hấp dưới khỏi những vi khuẩn, virus hay dị nguyên khi xâm nhập. Khi ho sẽ giúp loại bỏ đờm (chất dịch) qua đường hô hấp dưới.
Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm cũng gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Thông thường trẻ sốt từ 37,5 – 38 độ C, nếu bé sốt trên 38 độ C bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám và chữa trị. Nếu để lâu trẻ sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải, co giật, thiếu oxy não,…Những biến chứng này có thể gây tử vong ở trẻ.

Để hạn chế những tình huống xấu xảy ra khi trẻ bị ho sốt, bố mẹ nên thực hiện những biện pháp chăm sóc cho trẻ đúng cách để trẻ mau khỏi bệnh.
2. Cách chăm sóc bé ho đờm sốt đúng cách
Để cải thiện tình trạng sốt ho có đờm của trẻ, bố mẹ có thể kết hợp kinh nghiệm của ông bà từ xưa và những kiến thức hiện đại. Dưới đây là một số cách chăm sóc cho trẻ mà bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà:
2.1. Vệ sinh mũi họng để giảm đờm giúp bé dễ thở
Mũi và họng của trẻ bị vướng đờm sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Vệ sinh mũi họng sẽ giúp kháng khuẩn, giảm đờm, làm thông thoáng đường hô hấp để trẻ dễ thở hơn.

Với vệ sinh mũi, mẹ có thể sử dụng bình xịt rửa mũi chuyên dụng. Do tế bào thành mũi trẻ rất mỏng nên sẽ cần phải dùng sản phẩm chuyên dụng đúng với độ tuổi của trẻ. Vệ sinh miệng bằng nước đun sôi để nguội, trẻ lớn dùng nước muối sinh lý tần suất 3-4 lần/ngày.
Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ:
Chuẩn bị:
- Xịt rửa mũi cho trẻ, nước muối sinh lý 0,9%.
- Khăn mềm, tăm bông sạch.
- Dụng cụ hút, rửa mũi đã được tiệt trùng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng tiệt trùng.
- Bước 2: Cho bé nằm nghiêng, gối trên khăn hoặc gối mềm.
- Bước 3: Đưa đầu ống nhẹ nhàng vào lỗ mũi trẻ, bóp nhanh 1-2 nhát xịt.
- Bước 4: Sau khi thực hiện xong, mẹ dùng tăm bông vệ sinh trong mũi cho trẻ. Mẹ không được đưa vào quá sâu và nên vệ sinh lại bằng khăn ở ngoài cho trẻ.
Lưu ý:
- Mẹ làm từng bên lỗ mũi cho trẻ, không nên xịt nhiều khiến trẻ bị sặc.
- Mẹ không dùng miệng hút mũi cho bé vì vi khuẩn dễ lây từ mẹ sang trẻ.
- Chỉ dùng nước muối sinh lý và dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ, không áp dụng nước ép tỏi, hoặc mật ong.
2.2. Giữ ấm cơ thể cho trẻ
Trẻ thường mắc các bệnh về đường hô hấp khi giao mùa, đặc biệt vào mùa thu đông khi thời tiết trở lạnh, bé cần được giữ ấm cơ thể bằng quần áo dài tay, đội mũ ấm và đi tất. Khi đi ngủ hoặc ra ngoài bé cần được quấn thêm khăn mỏng. Với mùa hè, mẹ không nên mặc đồ cho bé quá dày, nên để phòng thoáng khí, nhiệt độ dùng điều hòa > 25 độ C.
Mẹ nên lưu ý giữ ấm cho trẻ vừa đủ, không nên mặc quần áo hay đắp chăn dày sẽ khiến mồ hôi thấm ngược trở lại và bị nhiễm lạnh.

2.3. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Khi trẻ bị sốt sẽ cần được bổ sung nước thường xuyên, thức ăn nên chọn loại mềm và dạng lỏng giúp trẻ dễ ăn. Mẹ nên nghiền thức ăn thành bột loãng, súp hoặc nấu cháo cho trẻ. Bữa ăn nên được chia nhỏ, mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều một lúc.

Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng thực phẩm giàu Vitamin, chất khoáng và dinh dưỡng. Vitamin C trong cam, quýt, bưởi,… giúp trẻ tăng miễn dịch, và làm dịu cổ họng của trẻ. Với các loại hoa quả, mẹ nên ép lấy nước với ít đường cho bé. Trẻ đang bú sữa mẹ nên được cho bú nhiều hơn, để bù lại lượng nước mất đi vì sốt.
2.4. Dùng các biện pháp dân gian giúp trẻ giảm ho, long đờm
Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng các loại thuốc tự nhiên để giúp trẻ giảm ho, long đờm. Những vị thuốc dân gian dễ tìm và lành tính được nhiều bố mẹ dùng, phổ biến nhất là những công thức sau:
Húng chanh hấp đường phèn
Húng chanh có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm. Đường phèn giúp quy kinh vào phế và tỳ, làm dịu họng, trừ đờm. Mẹ đem hấp 3 – 4 lá húng chanh với đường phèn, sau đó mẹ lấy nước cho trẻ uống 1 – 2 lần/ngày.

Quất tươi hấp mật ong
Quất có tinh dầu và vitamin C giúp giảm ho, long đờm, tăng sức đề kháng. Kết hợp với mật ong vị ngọt, sát khuẩn, tăng công dụng giảm ho ở trẻ. Cách dùng cũng là mẹ sẽ hấp và lấy nước cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/ngày.

Hoa hồng bạch hấp mật ong
Ngoài quất tươi, hoa hồng bạch cũng được sử dụng như bài thuốc dân gian khi trẻ ho, có đờm. Hoa hồng bạch chứa chất kháng viêm, giúp long đờm, giảm ho. Hấp cùng mật ong sẽ giảm được vị hăng của hoa hồng. Mẹ nên cho bé uống 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.
Một lưu ý khi mẹ thực hiện các bài thuốc dân gian đó là mật ong không được dùng với trẻ dưới 1 tuổi. Vì mật ong chứa bào tử của Clostridium botulinum, sinh ra độc tố trong đường tiêu hóa. Với trẻ dưới 1 tuổi có thể bị ngộ độc khi bị nhiễm bào tử khuẩn này.

Ngoài việc cho bé uống thuốc, mẹ có thể cho trẻ ngâm chân với nước ấm, bôi dầu tràm vào lòng bàn tay, bàn chân. Đây là cách giữ ấm cơ thể cho trẻ, khi thấy chân và tay trẻ lạnh, dùng cách này sẽ nhanh làm ấm.
Tuy nhiên, mẹ không nên dùng thường xuyên vì các dây chằng ở lòng bàn chân sẽ bị lỏng ra do nhiệt độ cao, sẽ kém thẩm mỹ khi bé phát triển sau này.
2.5. Dùng thuốc long đờm thảo dược
Ho thường kèm theo đờm thường xảy ra khi đường hô hấp bị viêm. Đờm không tống ra được làm trẻ khó chịu, kích thích ho nhiều hơn. Cách điều trị cho bé là làm long đờm để dễ đào thải ra ngoài hơn.
Với trẻ em, siro ho thảo dược cần được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với độ tuổi. Hiện nay, có nhiều sản phẩm trên thị trường dành cho trẻ. Tuy nhiên, Prospan là sản phẩm giảm ho, long đờm có thương hiệu uy tín từ Châu Âu.

Thuốc ho Prospan có tác dụng tiêu đờm, chống co thắt, giảm ho hiệu quả cho trẻ nhỏ. Prospan có 2 dạng siro: Prospan Syrup dành cho bé sơ sinh và Prospan Forte dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Mẹ có thể tìm hiểu qua Website sản phẩm Prospan: https://prospan.com.vn/san-pham
2.6. Dấu hiệu cần đưa bé ho đờm sốt đi khám
Tuy trẻ bị cảm sốt, ho là chuyện thường gặp nhưng nếu như trẻ có dấu hiệu sau đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đến khám và điều trị ngay:
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C, kèm co giật.
- Trẻ bỏ ăn, ngủ li bì, khó đánh thức.
- Trẻ ho liên tục, khó thở, khò khè khi ngủ.
- Trẻ thở nhanh (Trẻ dưới 2 tháng: trên 60 lần/ phút; trẻ từ 2-12 tháng: trên 50 lần/ phút; trẻ từ 1-3 tuổi trên 40 lần/ phút).
- Ấn da lõm lâu không hồi, trẻ khát nước nhưng không uống được.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở khám bệnh gần nhất, không tùy ý dùng thuốc kháng sinh, mà nên dùng thuốc hạ sốt hoặc miếng dán hạ nhiệt cho trẻ.
3. Một số băn khoăn của bố mẹ khi trẻ sốt ho có đờm
Với bố mẹ trẻ hay cả ông bà đều băn khoăn nên và không nên làm gì khi trẻ bị sốt ho có đờm. Những câu hỏi dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn thường gặp của bố mẹ khi trị ho sốt cho bé.
3.1. Trẻ bị sốt ho có đờm có nguy hiểm không?
Sốt, ho có đờm có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ em là đối tượng mà sức đề kháng chưa hoàn thiện dễ bị tấn công nhất. Tuy nhiên, những triệu chứng này giúp cơ thể trẻ học được cách bảo vệ mình sau này.
Thông thường bệnh viêm đường hô hấp thì thời gian khỏi là khoảng 7 ngày. Vì vậy nếu bé chỉ ho không xảy ra tình trạng: ho không ngủ được, ho đến mệt lả, nôn nhiều, sốt cao.. bố mẹ không nên lo lắng. Sau 3 ngày bé không thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa bé đi khám.
3.2. Có nên cho trẻ ho có đờm và sốt uống thuốc kháng sinh?
Kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn, giúp nhanh khỏi bệnh, nhưng không phải kháng sinh nào cũng phù hợp với trẻ. Lạm dụng kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ và nhờn kháng sinh, khó điều trị về sau này.
Trẻ có thể gặp sốc phản vệ, dị ứng, tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh, với liều cao có thể tổn thương đến gan, thận,… Nhiều trường hợp đã ghi nhận trẻ gặp nguy hiểm khi bố mẹ tự ý sử dụng kháng sinh mà không có chỉ thị của bác sĩ.
Xem thêm:
- Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Giải đáp từ chuyên gia
- Bật mí: bé bị ho có đờm nên uống thuốc gì để nhanh khỏi và an toàn?
3.3. Trẻ sốt ho có đờm có nên tắm không?
Vệ sinh cơ thể cho trẻ là cần thiết, kể cả khi trẻ ho, sốt. Nhưng bố mẹ cần tắm cho trẻ đúng cách.
- Tắm với nước ấm hoặc nước có dược liệu ấm.
- Nơi tắm là phòng ngủ hoặc nhà tắm kín gió.
- Không tắm quá lâu.
- Lau khô tóc, người cho bé thật nhanh.
- Mặc quần áo ấm, sạch sẽ.

Tắm cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ cần 2 người tắm. Còn bé lớn mẹ hoặc bố cần giám sát để trẻ không nghịch nước lâu và phòng đuối nước.
3.4. Trẻ ho đờm sốt khi nào khỏi?
Nguyên nhân khiến trẻ sốt, ho có đờm là do bị bệnh về đường hô hấp. Bệnh đường hô hấp do virus thường sau 7 ngày điều trị sẽ khỏi. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà có thể khỏi nhanh hoặc chậm hơn. Những biện pháp hỗ trợ và chăm sóc cho trẻ như trên sẽ giúp bé thoải mái hơn, đồng thời rút ngắn thời gian bị ho sốt ở trẻ.
Xem thêm: Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Khi trẻ bị ốm dù chỉ ho thôi, cũng làm bố mẹ lo lắng, mất ngủ. Lựa chọn sản phẩm phù hợp và hiệu quả cho bé sẽ giảm đi nỗi lo ở các bậc phụ huynh. Bố mẹ hãy kết hợp các phương pháp chăm sóc khoa học khi trẻ sốt ho có đờm để giúp bé mau khỏi.