Khi trẻ bị ho, các bậc phụ huynh thường rất lo lắng và nóng vội mong con nhanh khỏi nên dễ mắc phải những sai lầm trong việc điều trị. Điều này khiến tình trạng ho của trẻ không được cải thiện, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà bố mẹ thường gặp phải, cùng tìm hiểu để tránh mắc lỗi và chăm sóc sức khỏe hô hấp cho trẻ một cách hiệu quả.
1. Sử dụng ngay thuốc kháng sinh khi trẻ bắt đầu ho
Nhiều phụ huynh chỉ cần thấy con ho, cảm sốt thông thường là dùng ngay kháng sinh cho trẻ, đôi khi còn tự kê đơn cho con mình. Và cho rằng việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để nhanh chóng cải thiện tình hình. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm đáng cảnh báo. Thực tế, phần lớn các trường hợp ho ở trẻ là do nhiễm virus, không cần dùng kháng sinh, mà việc lạm dụng kháng sinh còn gây ra nhiều hệ lụy như kháng thuốc hoặc suy yếu hệ miễn dịch.
Việc điều trị bằng kháng sinh cần được chỉ định bởi bác sĩ khi đã thăm khám và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
2. Tự ý ngừng thuốc giữa chừng khi trẻ vừa bớt ho
Rất nhiều mẹ khi thấy con vừa chớm khỏi ho thì cho dừng thuốc ngay vì tâm lý dùng nhiều thuốc không tốt cho bé. Tuy nhiên, chính suy nghĩ lo lắng này dẫn đến sai lầm trong phương pháp điều trị ho cho trẻ. Điều này có thể khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn hoặc virus vẫn còn trong cơ thể và gây ra tình trạng ho tái đi tái lại.
Mỗi đơn thuốc sẽ có liều lượng và liệu trình nhất định để đảm bảo trẻ thực sự khỏi bệnh. Do đó, việc tuân thủ đúng về thời gian sử dụng đơn thuốc và liều lượng rất cần thiết.
3. Sử dụng lại đơn thuốc cũ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ
Khi trẻ bị ho trở lại, nhiều bố mẹ có thói quen dùng lại đơn thuốc cũ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Sai lầm này không chỉ một hai gia đình mà rất nhiều gia đình hiện nay đang mắc phải, đôi khi các mẹ còn áp dụng đơn thuốc của đứa trẻ này với đứa trẻ khác. Việc sử dụng như vậy không những không giúp trị ho hiệu quả mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Mỗi lần trẻ ho có thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra, và cách điều trị cũng cần được điều chỉnh phù hợp. Do đó, cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp với nguyên nhân cụ thể gây ho, đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc trị ho cho trẻ.
4. Sử dụng thuốc ức chế ho để cắt ngay cơn ho
Khi thấy con ho kéo dài hoặc ho thành từng cơn, cha mẹ thường sốt ruột và chỉ muốn con ngừng ho nhanh chóng nên nhiều mẹ đã sử dụng những loại thuốc có tác dụng ức chế cơn ho. Việc làm này chỉ có thể giúp giảm triệu chứng ho tạm thời, làm mất đi phản xạ ho và giữ lại các tác nhân gây bệnh và không giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó khiến ho tái đi tái lại.
Khi sử dụng những loại thuốc này, mẹ cần đặc biệt tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ sử dụng khi thấy trẻ ho quá mức gây mệt mỏi, nôn ói, mất ngủ.
5. Kiêng ăn uống khi trẻ bị ho
Nhiều mẹ truyền tai nhau những kinh nghiệm dân gian: khi trẻ bị ho, không được ăn các thực phẩm như tôm, cua, cá, thịt gà… Tuy nhiên, chưa có chứng minh khoa học nào chứng minh các thực phẩm trên gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị ho cho trẻ. Ngược lại, việc kiêng khem quá mức là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và ảnh hưởng sự phát triển của trẻ sau này.
Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ ho ốm, nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp hoặc rau củ luộc mềm.
6. Giải pháp trị ho hiệu quả cho trẻ
Giai đoạn đầu trẻ bị ho, ba mẹ cần bình tĩnh, áp dụng các biện pháp vẫn trị ho hiệu quả mà không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con. Có thể tham khảo sử dụng siro ho Prospan nhập khẩu Đức cho bé. Đây là dòng siro ho thảo dược với chiết xuất chính từ cao khô lá thường xuân, mang lại hiệu quả trị ho theo 4 cơ chế: Tiêu nhầy – Chống co thắt – Kháng viêm – Giảm ho. Các tác dụng nêu trên của Prospan đều đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng.
Ngoài ra thành phần của siro ho Prospan không chứa đường, không chứa cồn, không chất tạo màu nhân tạo, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
**Liều dùng siro Prospan:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2.5ml/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ ở độ tuổi đi học (6-12 tuổi): 5ml/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: 5- 7.5ml/lần x 3 lần/ngày
Để trị dứt điểm cơn ho, nên cho trẻ sử dụng thuốc thêm 2-3 ngày sau khi đã hết các triệu chứng bệnh.
Kết luận
Việc trị ho cho trẻ đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết đúng cách để tránh những sai lầm nguy hiểm. Bố mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và lựa chọn các sản phẩm an toàn để điều trị ho cho trẻ. Ngoài ra, việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giữ ấm cơ thể và giữ vệ sinh không gian sống sẽ giúp hỗ trợ quá trình trị ho hiệu quả hơn.