Trẻ em rất dễ bị viêm dường hô hấp, đặc biệt với thời tiết nóng ẩm. Trong đó, đa số trường hợp là bệnh nhẹ với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách, mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh.
Xem thêm: Bí quyết chữa ho cho trẻ bằng phương pháp dân gian
1. Trường hợp nào có thể điều trị tại nhà?
Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, bạn có thể theo dõi bé ở nhà.
2. Mẹ đã biết cách nghe tiếng ho bắt bệnh cho bé?
– Trẻ ho kèm sốt cao 39 độ . Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có viêm phổi hay không.
– Trẻ ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều, có thể bé bị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, hen suyễn ở trẻ lớn hơn.
– Nếu trẻ ho khàn giọng, ho ong ỏng, kèm khò khè thì có thể đã bị viêm thanh quản cấp tính, cầnbé đi khám sớm, nếu trễ có thể trẻ sẽ bị khó thở.
– Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ho về đêm kèm nôn ói cần đưa bác sĩ kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày, thực quản hay không.
– Nếu trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm thì cần gặp bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mạn tính không.
– Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho bé gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.
Lưu ý : Cần đặt câu hỏi với bác sĩ về các triệu chứng khác của bé xuất hiện kèm theo tiêng ho, giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé.
3. Chăm sóc trẻ bị ho như thế nào?
– Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.
– Cho trẻ uống đủ nước. Nếu trẻ ho nhiều, cho trẻ uống thuốc ho ho từ thảo dược như Prospan có tác dụng long đàm, giảm ho, chống co thắt phế quản, giúp bé dễ thở hơn, đã được kiểm nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
– Làm thông thoáng mũi đúng cách cho bé: Mẹ dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Xem thêm: Thận trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ em
4. Bổ sung dinh dưỡng đúng cách để bé bị ho mau khỏi bệnh?
– Ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé.
– Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.
– Bé rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.
– Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.
Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng giúp trẻ bị ho mau khỏi bệnh
5. Bé ho nhiều nên dễ nôn trớ. Mẹ cần làm gì?
– Lấy khăn sạch lau miệng cho con và quàng khăn vào cổ bé đề phòng bé nôn trớ tiếp. Tuyệt đối tránh bế xốc con lên , sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
– Nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
– Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi
– Lau mặt miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
– Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể trẻ không mất chất điện giải. Tại nhà, có thể dùng nước lọc hay nước trái cây loãng.
Đối với trẻ bú mẹ:
– Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không để bú quá no, sau khi bú mẹ thì khoảng 15 phút sau hãy cho trẻ nằm.
– Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên, khum tay và vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ.
Không nên cho trẻ bú khi quá no
Đối với trẻ bú bình: Nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
Đối với trẻ ăn dặm:
– Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết, nấu cháo/bột loãng giúp trẻ dễ ăn hơn.
– Các bữa ăn của trẻ nên tập trung, thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa. Ăn lâu quá cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, cảm giác chán ăn, khóc, quấy phá.
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 liệu pháp chữa ho có đờm an toàn cho bé
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút