Ho nhiều về ban đêm là một trong những triệu chứng nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng và băn khoăn trẻ ho về đêm phải làm sao? Trẻ em hay ho về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm. Cùng theo dõi ngay thông tin hữu ích tại bài viết.
1. Nguyên nhân khiến trẻ em ho nhiều về ban đêm
Về đêm các chất nhầy, đờm ứ đọng cổ họng gây nghẹt thở và gây ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé. Triệu chứng ho nhiều về đêm có thể xuất phát từ các nguyên nhân bên ngoài nhưng cũng có thể xuất phát từ chính bên trong cơ thể của trẻ, thường là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Các nguyên nhân bên ngoài thường gặp khiến trẻ ho về đêm phổ biến như:
1.1. Nhiệt độ xuống thấp làm trẻ hay ho về đêm
Nhiệt độ về đêm thường giảm nhiều hơn so với ban ngày. Nhất là vào những thời điểm giao mùa, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có thể chênh lệch đến 10oC. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột và thường theo đó là không khí khô vào ban đêm sẽ khiến cho cổ họng của bé dễ bị khô hoặc kích ứng.
Hoặc bố mẹ sử dụng điều hòa trong phòng ngủ của con với nhiệt độ quá thấp cũng dễ khiến ảnh hưởng đến cổ họng của bé và dẫn đến hiện tượng ho đêm, ngay cả khi đã ngủ.
1.2. Trẻ hay ho về đêm do tư thế ngủ không hợp lý
Khi ngủ, trẻ không gối đầu hoặc tư thế đầu nằm thấp sẽ dễ làm cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng và có thể gây kích ứng ho.
1.3. Trẻ ho vào ban đêm do bị dị ứng
Ho do dị ứng là tình trạng xuất hiện khi trẻ hít phải không khí có chứa chất dị nguyên. Phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi chính là các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất.
1.4. Phòng ngủ không sạch sẽ làm trẻ hay ho về ban đêm
Phòng ngủ không sạch sẽ, thông thoáng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm. Đặc biệt những gia đình có nuôi thú trong nhà nhưng không được dọn dẹp lông thú thường xuyên hoặc nơi vệ sinh của các con vật không được bố trí đúng. Đồ đạc nhiều nhưng bụi bẩn và không được lau dọn thường xuyên, đặc biệt là các vật dụng trẻ hay sờ nắm, chăn gối hoặc thú bông…
Ngoài ra, việc trẻ ho nhiều về đêm còn có thể xuất phát từ chính bên trong cơ thể của bé, chủ yếu liên quan đến các bệnh lý bé đang mắc phải. Cha mẹ cần đặc biệt quan sát bệnh của trẻ để không chỉ xử lý triệu chứng mà còn điều trị đúng bệnh cho trẻ:
1.5. Trẻ ho dữ dội về đêm do bị bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở. Đặc biệt với các trẻ khi mắc bệnh hen suyễn, tình trạng ho thường xuất hiện nhiều vào ban đêm.
1.6. Trẻ ho theo cơn về đêm do bị viêm xoang
Viêm xoang kèm theo tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi. Đặc biệt, vào ban đêm khi trẻ ngủ thì dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng. Tình trạng này khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ bị ho từng cơn dữ dội.
1.7. Trẻ ho theo cơn về đêm do bị viêm họng
Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ. Bệnh viêm họng ở trẻ thường diễn ra đột ngột khiến nhiều phụ huynh không kịp trở tay.
Tình trạng ho xuất hiện do cổ họng của trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, các triệu chứng khác như ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết cũng có thể đi cùng.
1.8. Trẻ ho theo cơn về đêm do bị trào ngược dạ dày thực quản
Đa phần khi trẻ bị ho về đêm các ông bố bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến.
Đây là một loại trào ngược acid mạn tính. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang acid ngược lên thực quản. Acid trong luồng trào ngược từ dạ dày có thể gây kích thích thực quản và khởi phát phản xạ ho ở trẻ và ngay cả người lớn, ngay cả khi ngủ.
2. Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao?
Ba mẹ chưa biết cách chăm sóc khi trẻ ho theo cơn về đêm. Với những cách chăm sóc dưới đây sẽ giúp bé nhanh khỏi ho hơn.
2.1. Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý
Đây là biện pháp được các chuyên gia đánh giá là tương đối an toàn với trẻ nhỏ. Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn. Khi mũi họng của trẻ không bị tắc nghẽn bởi dịch đờm sẽ giúp cho tình trạng trẻ ho vào ban đêm được cải thiện hơn.
Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi niêm mạc mũi còn mỏng manh nên mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý chuyên biệt cho con như nước muối sinh lý đơn liều, không chất bảo quản, đầu ống tròn nhẵn…
Với những trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối dạng xịt để dễ dàng thao tác, giúp làm sạch bụi bẩn, cân bằng độ ẩm và sinh lý niêm mạc mũi của trẻ. Nên ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm xịt có khấc chặn an toàn để vòi không đi quá sâu vào mũi trẻ mẹ nhé.
2.2. Cho trẻ ho theo cơn về đêm uống siro trị ho thảo dược
Khi trẻ ho theo cơn về đêm quá nhiều, đặc biệt ho có đờm cha mẹ phải nghĩ ngay đến biện pháp điều trị long đờm để khí quản được thông và đường hô hấp được làm sạch. Cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho thảo dược an toàn cho trẻ nhỏ như thuốc ho Prospan.
Prospan – thuốc ho thảo dược thị phần số 1 tại Đức được khuyên dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa dịch chiết độc quyền EA 575 từ lá thường xuân, với 4 sức mạnh trị ho hiệu quả: Long đờm – Kháng viêm – Giãn phế quản – Giảm ho. Các mẹ lưu ý mua Prospan nhập khẩu nguyên chai chính hãng được bán tại các hiệu thuốc và bệnh viện trên toàn quốc.
Mẹ xem thêm:
2.3. Không cho con ăn sát giờ ngủ
Thời điểm ăn nên cách lúc đi ngủ ít nhất một giờ, vì thức ăn không kịp tiêu hóa và lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ có thể gây ứ chất dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, ra họng và tràn vào thanh quản gây ho.
2.4. Giữ ấm cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ ngủ, cha mẹ cẩn thận giữ ấm đầu, cổ, tai, bụng và gan bàn chân của trẻ. Đây đều là những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh khiến trẻ cảm cúm, viêm họng, ho nhiều về đêm.
Cha mẹ có thể giữ ấm cho trẻ khi ngủ như sau:
- Dùng tay massage nhẹ nhàng đầu, bụng, lưng bé trước khi đi ngủ để kích thích quá trình lưu thông máu, giúp cơ thể trẻ luôn được giữ ấm.
- Đội mũ trùm kín tai, quàng khăn hoặc mặc áo cao cổ, đắp chăn, xoa dầu tràm vào gan bàn chân, đi tất chân cho trẻ…
- Không để điều hòa dưới 25 độ C hoặc để thốc thẳng gió quạt/điều hòa vào mặt trẻ khi ngủ.
2.5. Chỉnh tư thế ngủ chuẩn cho trẻ
Tư thế ngủ chuẩn giúp đường thở lưu thông dễ dàng hơn, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng gây kích ứng. Mẹ nên để bé nằm ngửa, thẳng người, gối đầu bé cao từ 15 – 20cm là phù hợp nhất.
2.6. Cho trẻ uống nước nhiều hơn mỗi ngày
Mẹ cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng đờm, ngăn ngừa tắc nghẽn ở cổ họng giúp hạn chế những cơn ho.
Đặc biệt, đối với trẻ hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm 1 chút mật ong vào nước ấm để trẻ uống trước khi ngủ. Mật ong chứa nhiều hoạt chất hydrogen peroxide có khả năng làm tan đờm dày, xoa dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng. Ngoài ra, hàm lượng lớn các chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
2.7. Giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát
Mẹ lau chùi, dọn dẹp thường xuyên giúp không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn, tóc, phấn hoa, lông vật nuôi, tàn thuốc lá… Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm cho không khí, hạn chế kích thích niêm mạc mũi họng của trẻ, ngăn ngừa triệu chứng ho kéo dài.
2.8. Đưa trẻ ho dữ dội về đêm đi bác sĩ ngay nếu tình trạng nặng
Mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây:
- Các phương pháp xử lý triệu chứng ho tại nhà không mang lại hiệu quả.
- Trẻ ho kèm theo sốt cao hay ho khạc ra đờm đặc, mùi hôi, màu vàng lục.
- Cơn ho của trẻ kéo dài hơn 10 ngày.
- Trẻ bị ho ra máu, hay kèm theo co giật.
- Cơn ho khởi phát đột ngột ngay sau khi trẻ ăn hay chơi đùa.
- Ho kèm theo thở khò khè.
- Trẻ khó bú, khó ăn, khó nuốt.
- Trẻ ho kèm theo đổ mồ hôi về chiều, sụt cân.
Hi vọng với thông tin hữu ích trên ba mẹ đã giải pháp được băn khoăn trẻ ho về đêm phải làm sao? khi ba mẹ có trẻ em hay ho về đêm hãy bình tĩnh xác định đúng nguyên nhân và chọn cách điều trị phù hợp cho trẻ. Chúc bé nhà bạn nhanh khỏi ho!