Trẻ ho có đờm không sốt là biểu hiện cho thấy trẻ đang mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Nếu không được điều trị sớm sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ như biếng ăn, sụt cân, mất sức… Vậy nguyên nhân do đâu và có cách gì giúp trẻ giảm ho, tiêu đờm hiệu quả không? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
1. Trẻ ho có đờm không sốt có sao không?
Ho có đờm là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ để tống các chất nhầy, dị vật xâm nhập vào đường hô hấp ra ngoài. Do đó, ho có đờm không sốt có thể xem là hiện tượng sinh lý tốt cho đường thở thông thoáng và giúp bé hô hấp dễ dàng. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ lơ là vì các bệnh lý gây ho đờm không sốt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho có đờm? Phần tiếp theo sẽ chỉ ra các nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng này, mẹ theo dõi để nhận biết sớm vấn đề sức khỏe của con nhé!
2. Nguyên nhân gây trẻ ho có đờm không sốt
Trẻ ho có đờm không sốt có thể do một số nguyên nhân phổ biến như cảm lạnh, viêm phế quản cấp, chảy dịch mũi sau hay trào ngược thanh quản. Cụ thể:
2.1. Cảm lạnh
Cảm lạnh là nguyên nhân gây ra đa số trường hợp trẻ ho đờm nhưng không sốt hoặc sốt rất nhẹ. Mặc dù là bệnh thường gặp nhưng nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây ra: viêm phế quản, viêm tai, viêm xoang…
Nguyên nhân: Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém dẫn tới sự xâm nhập của virus gây cảm cúm rhinovirus. Những virus có thể có ở trong không khí, hoặc bám trên những thứ mà trẻ chạm vào, chúng sẽ lớp xâm nhập vào lớp màng bảo vệ của mũi, cổ họng, tiết ra các độc tố và gây ra cảm lạnh ở trẻ.
Biểu hiện: Khi bị cảm lạnh trẻ thường có một số dấu hiệu như:
- Ho có đờm sổ mũi không sốt
- Thở khò khè
- Nghẹt mũi
- Mệt mỏi, biếng ăn
2.2. Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp thường có biểu hiện ho khá mãnh liệt nhưng lại không kèm sốt khiến nhiều phụ huynh dễ coi nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời viêm phế quản sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính…
Nguyên nhân: Trẻ bị nhiễm virus, làm viêm phế quản (ống thở lớn) trong phổi và kích thích lượng lớn dịch nhầy tồn đọng tại đây. Viêm phế quản cấp có thể là tiến triển của bệnh cảm lạnh hay các bệnh nhiễm virus ở đường hô hấp trên khi không được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Biểu hiện:
- Ho có đờm và không sốt
- Chảy nước mũi trước khi ho
- Thở khò khè, viêm họng
- Trẻ khó chịu, biếng ăn, hay nôn trớ
- Một số trường hợp viêm phế quản có thể kèm sốt nhẹ, đầu hơi ấm. Cơn ho có thể kéo dài nhiều tuần ngay cả khi hết sốt
Xem thêm:
- Trẻ sốt ho có đờm bố mẹ bình tĩnh để chăm sóc bé khoa học
- Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Giải đáp từ chuyên gia
2.3. Chảy dịch mũi sau làm bé ho có đờm không sốt
Chảy dịch mũi sau có thể hiểu đơn giản là chất nhầy, nước mũi dư thừa chảy xuống họng gây ho nhưng lại không kèm sốt. Bệnh có biểu hiện khá giống cảm lạnh nên khiến mẹ dễ nhầm lẫn, thực tế nguyên nhân và biểu hiện sẽ khác nhau đó ạ.
Nguyên nhân: Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy dịch mũi sau ở trẻ là do dị ứng, cơ thể cố gắng tiết ra nhiều chất nhờn để loại bỏ các tác nhân lạ như phấn hoa, lông thú cưng, virus… Hay khi thời tiết quá khô hanh, cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy để tạo độ ẩm, làm ấm mũi, giảm bớt các kích ứng và bảo vệ cơ thể.
Biểu hiện:
- Dịch nhầy chảy xuống cổ họng
- Trẻ ho có đờm, ho nhiều vào ban đêm
- Đau hoặc cổ họng
- Chảy nước mũi
2.4. Trào ngược thanh quản
Biểu hiện chủ yếu là đờm, rát họng, không sốt nhưng lại khiến bé chán ăn, bỏ ăn, sụt cân, lâu dài có thể dẫn đến Viêm đường hô hấp, Viêm loét thực quản, Ung thư thực quản.
Nguyên nhân: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, van cuối của đường dẫn thức ăn chưa được phát triển hoàn thiện. Trong khi đó, vai trò của các van này là giữ cho acid trong dạ dày không chảy ngược lại ống dẫn thức ăn. Điều này khiến cổ họng bé khó chịu dẫn tới hay hắng giọng, ho khan ho có đờm.
Biểu hiện:
- Ho khan, ho có đờm
- Cổ họng đau rát làm trẻ biếng ăn, ít bú
- Thở khò khè
- Khàn tiếng
3. Làm sao để khắc phục tình trạng ho đờm của trẻ?
Chắc hẳn đến đây mẹ mong muốn tìm được cách để khắc phục tình trạng ho đờm của trẻ đúng không ạ? Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ cách giảm ho, tiêu đờm hiệu quả tại nhà. Mẹ nhớ theo dõi để áp dụng đúng giúp bé nhanh khỏi nhé!
3.1. Sử dụng thuốc điều trị phù hợp
Từ phần 2 có thể thấy mỗi bệnh lý gây ho đờm không sốt lại có nguyên nhân khác nhau dẫn tới cách điều trị cũng khác nhau. Do đó, mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định đúng nguyên nhân và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Bên cạnh sử dụng thuốc kê đơn mẹ có thể kết hợp sử dụng thuốc ho thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh, cho bé nhanh khỏi. Prospan là thuốc ho thảo dược được nhiều bác sĩ và mẹ tin dùng vì:
- Là thuốc ho thị phần số 1 tại CHLB Đức,có mặt tại 102 quốc gia
- Chứa cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP
- An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với 3 không: Không chứa cồn, không chứa đường và không chất tạo màu
- Sản phẩm được sản xuất với cơ chế Tiêu nhầy/Long đờm – Chống co thắt – Giảm ho, hiệu quả trong điều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính
3.2. Thường xuyên hút đờm và vệ sinh đường hô hấp
Thường xuyên hút đờm và vệ sinh đường hô hấp khi trẻ ho có đờm không sốt mang đến rất nhiều lợi ích:
- Thông thoáng đường thở, cho trẻ sinh hoạt dễ dàng hơn
- Giảm vi khuẩn, đồng thời giảm nguy cơ tái viêm nhiễm
- Giảm nguy cơ trẻ bị tắc nghẽn đường thở, từ đó giảm nguy hiểm tính mạng trẻ
Cách hút đờm và vệ sinh phổ biến nhất là dùng nước muối sinh lý. Mẹ có thể thực hiện phương pháp này tại nhà cho trẻ theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Mẹ quấn quanh cổ bé và đặt dưới đầu bé một chiếc khăn để tránh nước muối rơi ra trong quá trình thực hiện làm ướt đồ. Đồng thời, mẹ cho trẻ nằm nghiêng để dễ vệ sinh.
- Bước 2: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào một bên cánh mũi. Sau đó, mẹ đợi khoảng 2 phút để làm loãng, mềm dịch nhầy, đờm và sử dụng tăm bông sạch để lấy hết dịch mũi ra ngoài.
- Bước 3: Mẹ thực hiện 2 – 3 lần để lấy hết dịch cho mũi bé thông thoáng. Mẹ làm tương tự với bên mũi còn lại.
- Bước 4: Mẹ sử dụng khăn mềm để lau sạch nước, dịch mũi rơi ra ngoài.
3.3. Áp dụng phương pháp giảm ho đờm dân gian
Các phương pháp dân gian mặc dù không hiệu quả rõ rệt bằng thuốc đặc trị nhưng góp phần hỗ trợ tốt cho việc giảm triệu chứng ho và nhiều đờm ở trẻ, đồng thời còn rất lành tính nên được nhiều mẹ sử dụng cho con.
Một số bài thuốc giảm ho đờm đơn giản mẹ có thể áp dụng tại nhà như:
- Chanh đào đường phèn: Mẹ rửa sạch chanh đào và ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó, mẹ thái mỏng chanh thành từng lát, trộn cùng với đường phèn và hấp cách thủy trong 15 phút. Mẹ chắt lấy nước và cho trẻ uống ngày 3 lần.
- Gừng đường phèn: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng và đem hấp cùng với đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Mẹ cho trẻ uống 3 lần/ngày để thấy được hiệu quả nhé!
- Mật ong pha với nước ấm: Mẹ pha loãng 1 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm, cho trẻ uống 2 lần/ngày vào sáng và tối. Mẹ áp dụng thường xuyên sẽ làm dịu niêm mạc cổ họng, từ đó, thuyên giảm triệu chứng ho có đờm của trẻ.
4. Lưu ý khi chăm sóc bé ho đờm không sốt
Trẻ ho có đờm không sốt tuy không nguy hiểm đến tính mạng trẻ, nhưng khi kéo dài, chất nhầy, đờm ở mũi, hầu họng sẽ khiến trẻ hô hấp khó khăn và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Do đó, để trẻ ho có đờm không sốt nhanh khỏi, mẹ chú ý một số vấn đề sau:
- Theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời chuyển biến xấu hoặc trẻ ho có đờm sổ mũi kèm sốt bùng phát
- Đưa trẻ đi viện ngay nếu có biểu hiện ít bú, ho rít, tím tái, chán ăn, nôn trớ…
- Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, dược sĩ.
- Bổ sung nhiều nước, vitamin và chất xơ cho trẻ để tăng sức đề kháng, nhanh hết bệnh
- Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn dầu mỡ, khó tiêu hoặc gây kích ứng vòm họng
- Vệ sinh mũi, họng thường xuyên 1-2 lần/ ngày để đảm bảo vệ sinh
Trẻ ho có đờm không sốt là phản ứng bình thường của cơ thể bé khi đang hoạt động để loại bỏ các tác nhân lạ, chất nhầy, đờm, cho đường thở thông thoáng và hô hấp dễ dàng hơn. Mẹ đừng quá lo lắng nhé! Chỉ cần bình tĩnh chăm sóc theo hướng dẫn ở trên, bé sẽ khỏi nhanh thôi!
Mong rằng qua bài viết trên các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc và trị ho có đờm không sốt cho trẻ. Nếu cần thêm thông tin về cẩm nang trị ho cho bé, ba mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn: Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan
- Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: Điểm bán